Thứ Tư, Ngày 22/01/2025 Tìm kiếm:  
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 2749197
Số người trực tuyến:64
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nội vụ thực hiện
163.447
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 1 Năm 2025
Sở Nội vụ thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết: 227 hồ sơ)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 

Ngày 28 tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu sự ra đời của ngành Tổ chức nhà nước. Ghi nhận, đánh giá những công lao vô cùng to lớn của các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tổ chức nhà nước, ngày 17/4/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg về lấy ngày 28 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước (hiện nay là ngành Nội vụ).

      Ngay khi mới ra đời, nhiệm vụ đầu tiên mà cơ quan Nội vụ của Chính phủ và các địa phương trong cả nước thực hiện, là phải nhanh chóng xây dựng và củng cố về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cách mạng, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội..., nhất là việc xây dựng hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương tới địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cách mạng... góp phần xác định cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước cách mạng kiểu mới xong chưa có tiền lệ trong lịch sử của dân tộc.

      Trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, ngành Nội vụ trong cả nước đã đóng vai trò then chốt, giúp Đảng và Chính phủ xây dựng, củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tổ chức tiếp quản các vùng mới được giải phóng, xây dựng đội ngũ công chức cách mạng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ giao, cụ thể là: xây dựng và quản lý chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức; thành lập các tổ chức mới thuộc thẩm quyền; xây dựng, củng cố chính quyền địa phương các cấp; quản lý địa giới các đơn vị hành chính; chỉ đạo việc tổ chức bầu cử; quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp, sản xuất; trong lĩnh vực nội vụ như: xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với thương binh liệt sĩ; chỉ đạo thực hiện chính sách với Việt kiều về nước; quản lý các hội; quản lý hộ tịch, hộ khẩu, phòng cháy chữa cháy; giải quyết đơn thư khiếu tố; kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương, đảm bảo bộ máy nhà nước tổ chức, điều hành và động viên nhân dân khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế mà, giữ vững an ninh, chính trị, góp phần vào việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc làm hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Từ những đóng góp có ý nghĩa này, ngành Nội vụ cũng đã góp phần tạo nên những thắng lợi vô cùng vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

      Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của Mùa xuân 1975, đất nước ta được giải phóng và hoàn toàn thống nhất. Ban Tổ chức - Cán bộ ở các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ thống nhất từ trung ương đến địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình hàn gắn và khôi phục, phát triển sau chiến tranh ở các địa phương và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

      Bước vào thời kỳ đổi mới, đứng trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn, đặt ra cho ngành Nội vụ những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đó là, cần phải kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp, thực hiện tách chức năng quản lý hành chính nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh, phân cấp cho chính quyền địa phương và tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với cơ chế mới và xu hướng hội nhập khu vực, thế giới góp phần giữ gìn trật tự trị an xã hội, an ninh chính trị, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một tốt hơn.

      Trong suốt hơn sáu thập kỷ qua, ngành tổ chức Nhà nước các cấp đã thực hiên tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp xây dựng bộ máy chính quyền các cấp đáp ứng được yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài công tác quản lý cán bộ, ngành Tổ chức Nhà nước có thêm một số chức năng, nhiệm vụ mới như công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo - dân tộc; văn thư lưu trữ; công tác chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua để động viên kịp thời các tập thể, cá nhân đoàn kết, hăng hái xây dựng và bảo vệ đất nước.

       Đến năm 2004, thực hiện Quyết định số 248/2003/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc đổi tên Ban Tổ chức chính quyền thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành Sở Nội vụ.

       Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định sát nhập Ban Tôn giáo, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh vào sở Nội vụ và chuyển chức năng quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ về sở Nội vụ, đồng thời UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ.

        Trong quá trình hình thành và phát triển, hiện nay Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình có bộ máy tổ chức bao gồm 9 phòng, ban, trung tâm trực thuộc sở; với 88 công chức, viên chức, người lao động; Dù tổ chức bộ máy, tên gọi có khác nhau, từ Ban Tổ chức chính quyền tỉnh đổi tên thành Sở Nội vụ, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành Nội vụ Ninh Bình cũng đều có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà và phấn đấu từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đội ngũ các cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh. Chúng ta hoàn toàn có thể phấn khởi và tự hào vì Sở Nội vụ của tỉnh ta đã tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh những chủ trương, giải pháp xây dựng bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của cách mạng qua mỗi thời kỳ, đồng thời trực tiếp tham gia giải quyết nhiều công việc cụ thể do Đảng, nhà nước giao trong lĩnh vực tổ chức cán bộ và xây dựng chính quyền…, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng vững mạnh, đóng góp vào thành tựu chung của tỉnh nhà.

        Thực tế đã cho thấy, từ ngày thành lập đến nay, các thế hệ cán bộ, công chức ngành Nội vụ của tỉnh đã không ngừng trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức luôn trung thành với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tụy vì sự nghiệp xây dựng nhà nước vững mạnh, thể hiện ý chí quyết tâm, không chịu lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, vững bước tiến lên, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt về công tác cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý nhà nước về mặt thi đua khen thưởng, tôn giáo……

         Đặc biệt trong những năm qua công chức, viên chức Sở Nội vụ đã phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

        Nhiều năm liền được UBND tỉnh công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và được UNBD tỉnh; Bộ Nội vụ; Chính phủ tặng bằng khen.

         Nhiệm vụ của ngành Nội vụ nói chung và Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình nói riêng còn nặng nề, khó khăn, nhưng với quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và truyền thống tốt đẹp của ngành, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình, toàn thể cán bộ, công chức Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt khó, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của tỉnh Ninh Bình.

 

 

VĂN BẢN MỚI
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ NỘI VỤ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Thị Bình, Phó Giám đốc Sở Nội vụ
Địa chỉ: Km số 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Thành,
thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 02293.871.155; Fax: 02293.876.714; Email: snv@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang