Thứ Tư, Ngày 17/04/2024 Tìm kiếm:  
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 2429323
Số người trực tuyến:9
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nội vụ thực hiện
137.358
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nội vụ thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết: 44 hồ sơ)

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NGÀNH NỘI VỤ
Đề xuất mới về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
 Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn.

 Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là Nghị định khung quy định các vấn đề chung về cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL. Nghị định 16/2015/NĐ-CP được ban hành đã mang lại một số kết quả tích cực, như: Tăng quyền tự chủ các đơn vị SNCL trong sử dụng tài sản, nguồn lực tài chính, nhân lực trong cung cấp dịch vụ công, tạo điều kiện sử dụng các thế mạnh về tài sản, nguồn lực tài chính, nhân lực để cung cấp dịch vụ công theo cơ chế thị trường.

 
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua cho thấy tồn tại một số hạn chế, do vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính: Nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ theo hướng quy định về cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị SNCL chung cho tất cả các lĩnh vực.
 
Sửa quy định về nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính
 
Về nguồn tài chính: Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tổng hợp chung tất cả các nguồn lực, chưa có sự tách bạch rõ nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tương tự như vậy, các nội dung sử dụng nguồn tài chính của đơn vị SNCL cũng không phân định rõ nhiệm vụ chi từ NSNN và nhiệm vụ chi hoạt động sản xuất dịch vụ.
 
Để khắc phục hạn chế nêu trên, dự thảo bổ sung quy định cụ thể nguồn tài chính của đơn vị SNCL theo hướng tách rõ nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết và dịch vụ khác.
 
Về sử dụng nguồn tài chính của đơn vị SNCL: Để đảm bảo sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ chi từ NSNN và hoạt động dịch vụ của đơn vị SNCL, nhất là đối với các đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động; dự thảo Nghị định bổ sung quy định đối với nội dung chi từ nguồn thu hoạt động dịch vụ theo hướng: “Đơn vị được quyền tự chủ quyết định các khoản chi thường xuyên theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải hạch toán riêng các khoản chi phí trực tiếp cho việc cung cấp dịch vụ theo quy định. Ngân sách nhà nước không cấp bù kinh phí trong trường hợp đơn vị không có nguồn chênh lệch thu lớn chi từ hoạt động dịch vụ của đơn vị.”
 
Quy định như trên đảm bảo thực hiện theo đúng tinh thần nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW về việc phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị SNCL; đồng thời khuyến khích giao quyền tự chủ tối đa cho các đơn vị SNCL trong việc tự quyết định các khoản thu chi hoạt động dịch vụ theo cơ chế thị trường; Nhà nước không bao cấp cho các hoạt động dịch vụ của đơn vị.
 
Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết
 
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể các hình thức liên doanh liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị SNCL.
 
Do đó, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất chung về việc phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị SNCL, dự thảo Nghị định bổ sung 1 Điều quy định về hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị SNCL theo hướng như sau:
 
“Số tiền thu được từ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết, sau khi chi trả các chi phí hợp lý có liên quan, trả nợ vốn vay (nếu có), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; phần được chia còn lại của đơn vị sự nghiệp công được quản lý và sử dụng theo quy định như sau:
 
Đối với hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới: Đơn vị sự nghiệp công thực hiện bổ sung toàn bộ phần chênh lệch, thu, chi vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết theo đề án được duyệt.”
 
Đối với hình thức liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới: Bổ sung 50% phần được chia còn lại vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên quản lý trực tiếp theo đề án liên doanh, liên kết được phê duyệt. Đối với 50% phần được chia còn lại, đơn vị được chủ động trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
 
Theo http://baochinhphu.vn/
 

+A =A -A

 CÁC TIN KHÁC
VĂN BẢN MỚI
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




BẢN QUYỀN THUỘC VỀ SỞ NỘI VỤ NINH BÌNH
Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Thị Bình, Phó Giám đốc Sở Nội vụ
Địa chỉ: Km số 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Thành,
thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Điện thoại: 02293.871.155; Fax: 02293.876.714; Email: snv@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang